Tên thuốc: TV-Ceftri
Thành phần: Ceftriaxone Na
Chỉ định:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp; nhiễm khuẩn tai mũi họng.
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
- Nhiễm khuẩn đường tiểu.
- Lậu không biến chứng.
- Bệnh lý viêm vùng chậu.
- Nhiễm khuẩn huyết.
- Nhiễm khuẩn xương và khớp.
- Nhiễm khuẩn ổ bụng.
- Viêm màng não.
- Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật
Liều dùng:
- Người lớn:
- Liều thường dùng mỗi ngày từ 1 – 2 g, tiêm một lần (hoặc chia đều làm hai lần). Trường hợp nặng có thể dùng lên đến 4g
- Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật: tiêm tĩnh mạch một liều duy nhất 1g từ 0,5 – 2 giờ trước khi phẫu thuật
- Trẻ em:
- Liều dùng mỗi ngày 50 – 75 mg/kg, tiêm một lần hoặc chia đều làm 2 lần. Tổng liều không vượt quá 2g mỗi ngày
- Trong điều trị viêm màng não, liều khởi đầu 100 mg/kg (không quá 4g). Sau đó tổng liều mỗi ngày là 100 mg/kg/ngày, ngày tiêm 1 lần. Thời gian điều trị thường là từ 7 đến 14 ngày
- Bệnh nhân suy thận và suy gan đồng thời: điều chỉnh liều dựa theo kết quả kiểm tra các thông số trong máu. Khi hệ số thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút, liều Ceftriaxone không vượt quá 2g/24 giờ
Cách dùng:
Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với cephalosporin, tiền sử có phản ứng với penicilin
- Với dạng thuốc tiêm bắp: mẫn cảm với lidocain
- Trẻ em dưới 30 tháng
Thận trọng:
- Dị ứng beta lactam
- Có thai, cho con bú
Phản ứng phụ:
Hiếm: Phản ứng da, nổi ban, sốt nhẹ
Tương tác thuốc:
(khi sử dụng chung với những thuốc sau đây, sẽ gây ảnh hưởng tác dụng của thuốc)
Colistin, furosemid
Trình bày và đóng gói:
Bột pha tiêm: 1 g x hộp 1 lọ + 5 ml nước cất
Nhà sản xuất: TV Pharm
Giá thuốc: Đang cập nhật
Lời khuyên của dược sĩ:
10 dấu hiệu cảnh báo ung thư vùng kín chị em không nên chủ quan
Dấu hiệu nhiễm HIV sau 2-4 tuần giúp bạn nhận biết sớm mà điều trị kịp thời
Bị ù tai làm sao hết? Mẹo chữa ù tai đơn giản và hiệu quả
Tại sao bị rạn da ở mông và cách điều trị hiệu quả
Giải mã lời đồn dân gian “tại sao bị giời leo không được nói ra”
Tại sao bị lẹo mắt không được soi gương? Cách điều trị hiệu quả?